Sự lan tỏa mạnh mẽ của sự kiện này là cơ hội không thể bỏ lỡ với những ai đem lòng trót yêu “xê hộp” nói chung, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trên toàn thế giới nhưng song song đó vẫn là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam
FORMULA 1 VINFAST VIETNAM GRAND PRIX – THÁCH THỨC LỚN CHO VIỆT NAM
Chỉ còn hơn 5 tháng nữa, Giải đua xe Công thức 1 (F1) sẽ diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 3 đến 5/4/2020). Sự lan tỏa mạnh mẽ của sự kiện này là cơ hội không thể bỏ lỡ với những ai đem lòng trót yêu “xê hộp” nói chung, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trên toàn thế giới nhưng song song đó vẫn là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam
Việt Nam được gì và mất gì khi đăng cai giải đua xe F1?
Đăng cai F1 là quyết định đắt đỏ ở khía cạnh phí nhận quyền, hạ tầng, hiệu quả kinh doanh nhưng cũng là cơ hội nâng tầm cho Hà Nội.
Giải đua F1 là một giải đua danh tiếng, có truyền thống lâu năm, do vậy sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa của Hà Nội - Việt Nam ra thế giới. Việc đăng cai giải đua này cũng sẽ tạo ra một sự kiện thể thao giải trí hấp dẫn cho người dân trải nghiệm vào dịp cuối tuần; thu hút khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và cả nước; tạo đà cho phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành, vận chuyển và các loại hình dịch vụ phục vụ khác…
Theo một bài viết trên Báo Người lao động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ các điều kiện cần thiết để Tập đoàn Formula One (F1) triển khai thành công dự án hợp tác tại TP Hà Nội; qua đó khẳng định vị thế, năng lực của Việt Nam trong việc tổ chức các sự kiện thể thao lớn khác mang tầm thế giới trong thời gian tới.
Ông Chase Carey, Giám đốc điều hành giải đua F1, cho biết, thế giới luôn dành cho Việt Nam sự quan tâm ngày càng nhiều hơn. Sự phát triển của thể thao châu Á, trong đó có Việt Nam những năm gần đây rất tốt, kỳ vọng với sự chuẩn bị chu đáo, những chặng đua ở Hà Nội sẽ diễn ra thành công.
Những thách thức không nhỏ
Là một thành viên mới, Việt Nam mang đến một thách thức khác: Sự phức tạp của việc giải phóng hàng hóa vận chuyển bằng máy bay của F1 lúc ra và lúc vào khu vực tổ chức. Trung bình các đội có 20 tấn hàng, vì vậy, cần được tính đến năng lực vận chuyển của nước chủ nhà với hơn 200 tấn tất cả.
Ngoài ra còn có nhưng thỏa thuận hợp đồng cần được giải quyết. Khi các nhà quảng bá cuộc đua ký hoặc gia hạn hợp đồng hiện tại, họ sẽ quy định một số khung ngày nhất định: Ví dụ, ngày cuối tuần được ưu tiên của Monaco là thời kì Ascension Day (lễ Thăng thiên), trong khi Australia tổ chức chặng đầu và Abu Dhabi là chặng cuối. Zandvoort được cho muốn tổ chức chặng đầu mùa đua tại châu Âu.
Phía Montreal thì khẳng định ngày cuối tuần tháng 6 theo truyền thống đánh dấu sự khởi đầu của mùa hè tại địa phương. Sochi ưu tiên ngày cuối tuần cuối tháng 9 vì trùng với một lễ hội của Nga và phía Red Bull Ring muốn ngày cuối tuần đầu tiên của tháng 7.
Để thấy rõ hơn sự phức tạp, hãy lập kế hoạch cho lịch đua năm 2021, sau đó cố định các ngày cuối tuần được nêu ở trên và tính đến ít nhất hai tuần trước/sau chặng British Grand Prix. Bây giờ hãy thử điều chỉnh 15 chặng đua còn lại trong khi vẫn tính đến thời gian chuẩn bị xe và các quy định thử nghiệm, nói chung là thời tiết khu vực, ngày lễ tôn giáo địa phương và (có khả năng) trùng với các sự kiện thể thao lớn hay đua xe khác...
Ví dụ, Điều 10,5 của Quy định thể thao F1 năm 2020 quy định rằng, việc thử nghiệm xe hiện tại (TCC) sẽ được giới hạn ở: “2 lần thử nghiệm, dành cho tất cả các đối thủ, không quá bốn ngày liên tục, được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 và mười ngày trước khi bắt đầu chặng đua đầu tiên của giải.”
Cũng không quên là xe và trang thiết bị sau đó cần phải được đưa trở lại đại bản doanh mỗi đội đua trước khi vận chuyển hàng không đến Australia, sau đó được làm thủ tục hải quan trước khi chuyển đến đường đua ở trung tâm thành phố Melbourne. Toàn bộ quá trình đó mất một tuần, và có thể nhiều hơn cho các đội đua của Anh sau Brexit.
Trên hết, giải đua xe đạp Tour de France 2020 mở đầu ở Nice vào tuần cuối của tháng 6, tức là trùng với lịch chặng French Grand Prix gần đây. Cả hai cuộc đua xe đạp và F1 đều diễn ra tại Le Castellet, được thành phố và vùng hỗ trợ. Bởi vậy, người ta mong muốn chuyển lịch thi đấu của F1 để hạn chế tắc nghẽn giao thông và tối đa hóa lợi ích du lịch. Câu hỏi đặt ra là tại sao không đổi lịch thi đấu French Grand Prix với Áo vào một tuần sau? Câu trả lời là vì Red Bull tài trợ cho một lễ hội âm nhạc vào cuối tuần đó và họ cần tối đa hóa các hoạt động quảng cáo.
Thế mới nói, bịt mắt quay Rubik còn dễ hơn và mất ít thời gian hơn so với việc nhồi nhét 22 chặng đua F1 vào năm 2020 và khiến cho tất cả đều vui vẻ.
Tự hào : đường đua F1 tại Hà Nội sẽ “độc đáo” nhất thế giới
Theo Báo Dân trí, bên cạnh MonacoGP, SingaporeGP và AzerbaijanGP, Việt Nam sẽ là chặng đua trên phố thứ 4 trong hệ thống giải F1. Trong khu vực châu Á, Việt Nam cũng là quốc gia thứ 4 tổ chức một chặng đua F1 sau Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Tuy nhiên, đường đua tại Việt Nam lại là duy nhất, khi các tay đua có cơ hội vừa so tốc độ trên đường phố, vừa so kè kỹ năng với các góc cua trong trường đua chuyên biệt.
Đường đua tại Việt Nam được thiết kế với chiều dài một vòng là 5.565m, gồm 22 góc cua. Ban tổ chức giải đua F1 cũng đã làm việc với công ty thiết kế Đức - Tilke để xây dựng hệ thống “hỗn hợp” tại Việt Nam, bao gồm một phần nằm trong khuôn viên của Khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình và một phần trên đường giao thông công cộng.
Ngày nay thiết kế đường đua F1 không chỉ đảm bảo yếu tố kỹ thuật, sự kịch tính trong mỗi góc cua, hay đoạn thẳng, mà còn phải thực sự là một công trình nghệ thuật. Thiết kế của công trình đường đua F1 phải tạo nhiều cảm xúc, phải nổi bật với kiến trúc văn hóa của quốc gia tổ chức chặng đua đó.
“Chiến lược” đó đã được áp dụng trong việc xây dựng đường đua hoàn toàn mới tại Việt Nam. Đường đua trên phố tại Hà Nội nằm trong Khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình, nơi được đánh giá là khá thuận lợi cho việc tổ chức một giải thi đấu quốc tế. Vì là một đường đua phố, nên thiết kế đường đua sẽ được tính toán kỹ càng dựa trên cơ sở hạ tầng của khu vực tổ chức thi đấu.